Tư vấn Hỗ trợ Xây dựng hệ thống MRV trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam
Ngân hàng Thế giới huy động nguồn hỗ trợ từ Quỹ Ủy thác Hỗ trợ NDC nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng các phương án thiết kế một hệ thống và Theo dõi, Báo cáo và Thẩm tra (MRV), xác định nhu cầu tiềm năng về nguồn lực và nâng cao năng lực; và đánh giá nền tảng cho hệ thống MRV ở cấp quốc gia, cấp ngành và cấp cơ sở.
Ngân hàng Thế giới huy động nguồn hỗ trợ từ Quỹ Ủy thác Hỗ trợ NDC nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng các phương án thiết kế một hệ thống và Theo dõi, Báo cáo và Thẩm tra (MRV), xác định nhu cầu tiềm năng về nguồn lực và nâng cao năng lực; và đánh giá nền tảng cho hệ thống MRV ở cấp quốc gia, cấp ngành và cấp cơ sở.
Thêm vào đó, Bộ Công Thương đang có kế hoạch soạn thảo phương pháp định lượng mức phát thải KNK & MRV và thực hiện thí điểm hệ thống MRV ở cấp cơ sở cho các đơn vị sản xuất điện than với tư cách là các đơn vị phát thải lớn nhất và chủ lực của Việt Nam. Thí điểm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để có hiểu biết ban đầu về vận hành hệ thống MRV cấp cơ sở và cấp tiểu ngành. Những điều này sẽ giúp cho các cơ quan quản lý có hiểu biết sâu sắc hơn để hoàn thiện hệ thống MRV sau này cho lĩnh vực sản xuất điện nói riêng và các lĩnh vực rộng hơn. Hoạt động tham vấn cũng sẽ được tổ chức trong nhiệm vụ này nhằm thu thập phản hồi từ các cơ sở sản xuất - điều này rất quan trọng đối với việc thiết lập các hệ thống MRV ngành (năng lượng) trong tương lai.
Để giúp Bộ Công Thương có thể soạn thảo phương pháp định lượng mức phát thải KNK và MRV và triển khai thí điểm hệ thống và khung MRV ở cấp cơ sở cho các đơn vị sản xuất điện than, Liên danh do NIRAS / RCEE - NIRAS đứng đầu đã được lựa chọn để hỗ trợ kỹ thuật Bộ TN&MT và Bộ Công Thương trong việc chuẩn bị các nguyên tắc hướng dẫn thực hiện hệ thống MRV trong lĩnh vực năng lượng cho các bên liên quan.
Các hoạt động dưới đây cũng sẽ xem xét đến kế hoạch xây dựng Công cụ tài chính các-bon (CPI) hiện tại, nếu điều này ảnh hưởng đến việc giám sát ở cấp ngành và cấp cơ sở. Nội dung này bao gồm Chương trình thí điểm Tín chỉ Quốc gia và Hệ thống Mua bán Khí thải thí điểm trong nước, có thể bắt đầu vào khoảng năm 2024 và 2026. Ở đây, mục đích là đảm bảo rằng các qui phạm pháp luật được xây dựng trong những năm tới sẽ mang tính thực tiễn nhất, có thể tạo điều kiện cho việc xây dựng các qui định cụ thể hơn về CPI, chẳng hạn như Nghị định của Chính phủ về Quy định mức giảm phát thải khí nhà kính và Bảo vệ tầng ôzôn đang được chuẩn bị. ("Dự thảo Nghị định"), và không tạo ra trở ngại cho qui định này.