Phát triển điện gió ngoài khơi – Một giải pháp cho chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam

Gần đây, NIRAS đã được trao hợp đồng trị giá hàng triệu đô la Mỹ để thực hiện Đánh giá Tác động Môi trường và Xã hội (ESIA) theo tiêu chuẩn quốc tế cho trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn công suất 3,5GW ở tỉnh Bình Thuận. Vai trò của NIRAS là đảm bảo dự án trang trại điện gió ngoài khơi này được phát triển đúng chỗ, giảm thiểu tác động đến môi trường và cộng đồng, và cuối cùng là cung cấp điện sạch, tái tạo và đáng tin cậy cho lưới điện quốc gia.

Dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) được Bộ Công thương trình Chính phủ phê duyệt, đặt mục tiêu sẽ đạt khoảng 7GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Đối với một quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển điện gió ngoài khơi như Việt Nam, mục tiêu này không quá khó khăn. Cùng với mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng, phát triển bền vững, phát triển điện gió ngoài khơi còn góp phần tạo ra hàng nghìn việc làm và từng bước hình thành ngành công nghiệp phụ trợ hỗ trợ cho lĩnh vực phát triển điện gió tại Việt Nam.

 

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ đóng góp to lớn vào quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam hưởng tới mục tiêu phát thải ròng bằng không. Thách thức chính là việc còn thiếu những giải pháp mang tính đột phá. Do vậy cần nghiên cứu và triển khai thí điểm một số dự án điện gió ngoài khơi trước khi phát triển nhân rộng.Việc phát triển điện gió ngoài khơi phải gắn với quy hoạch không gian biển quốc gia, nhằm xác định vùng tiềm năng cho phát triển điện gió, bảo đảm tận dụng được nguồn năng lượng tốt, tránh mâu thuẫn lợi ích với các ngành kinh tế khác như giao thông vận tải biển, khai thác, thăm dò dầu khí, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, an ninh quốc phòng… và giảm tác động đến hệ sinh thái biển.

 

Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về hồ sơ, tài liệu, trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết việc chấp thuận hoạt động đo đạc, quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển; cũng chưa có quy định về diện tích khu vực biển chấp thuận cho sử dụng để đo gió, khảo sát địa chất, địa hình, đánh giá tác động môi trường trên biển.

 

Về kỹ thuật, điện gió ngoài khơi là loại hình nguồn mới, phức tạp về công nghệ và việc thi công phụ thuộc vào thời tiết. Công nghiệp điện gió ngoài khơi đã triển khai thành công tại một số quốc gia như. Trung Quốc, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Vương quốc Anh. Đến năm 2022 thế giới có 57,6 GW điện gió ngoài khơi được lắp đặt, trong đó đứng đầu là Trung Quốc (25,6 GW) chiếm 44%, Đan mạch (6,1GW), UK (13,6 GW), Đức (8 GW), Hà Lan (3 GW). Số lượng các dự án điện gió ngoài khơi phát triển nhanh trong các năm 2021, 2022 và các năm tới. Vì vậy Việt nam cần hợp tác với các quốc gia khác trên thế giới để bắt kịp và đón đầu.


Tổng mức đầu tư cho một dự án có công suất 1.000MW điện gió ngoài khơi ở Việt Nam được ước tính là 3,15 tỷ USD và được dự báo giảm còn 2,15 tỷ USD vào năm 2030.

Gần đây, NIRAS đã được trao hợp đồng trị giá hàng triệu đô la Mỹ để thực hiện Đánh giá Tác động Môi trường và Xã hội (ESIA) theo tiêu chuẩn quốc tế cho trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn công suất 3,5GW ở tỉnh Bình Thuận. Vai trò của NIRAS là đảm bảo dự án trang trại điện gió ngoài khơi này được phát triển đúng chỗ, giảm thiểu tác động đến môi trường và cộng đồng, và cuối cùng là cung cấp điện sạch, tái tạo và đáng tin cậy cho lưới điện quốc gia.