Cơ chế điều chỉnh carbon biên giới
Nhóm tư vấn RCEE-NIRAS sẽ thực hiện nghiên cứu về các thông lệ quốc tế tốt nhất trong việc dán nhẵn carbon bao gồm khung pháp lý, quy trình báo cáo và các công cụ/phương pháp khác để tính toán lượng khí thải carbon, các hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp để thực hiện, hướng dẫn và xác minh của bên thứ ba , nguồn dữ liệu và/hoặc chuẩn đối sánh có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc báo cáo và cơ quan quản lý để giám sát và xác nhận báo cáo KNK và nhãn carbon.
EU đang tiến hành kế hoạch để đạt được mục tiêu tham vọng trở thành lục địa trung hòa khí hậu vào năm 2050. Tuy nhiên, các doanh nghiệp EU có thể chuyển những hoạt động sản xuất phát thải nhiều carbon ra nước ngoài để tranh thủ các tiêu chuẩn còn lỏng lẻo, hay còn gọi là “rò rỉ carbon”. Để ngăn chặn nguy cơ này, EU quyết định sẽ cân bằng giá carbon giữa sản phẩm nội địa và nhập khẩu bằng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). CBAM sẽ áp giá carbon cho hàng nhập khẩu dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính của quy trình sản xuất.
Bước đầu, đối tượng áp dụng là hàng hóa của các ngành: điện, sắt thép, phân bón, nhôm và xi măng. Đây là những ngành, lĩnh vực có nguy cơ rò rỉ và có lượng khí thải carbon cao, chiếm 94% lượng khí thải công nghiệp của EU.
Cơ quan quản lý CBAM cấp EU duy nhất là Ủy ban Môi trường, Sức khỏe cộng đồng và An toàn thực phẩm (ENVI) của Nghị viện Châu. Các quốc gia ngoài EU có chính sách định giá carbon rõ ràng, ví dụ, thuế carbon hoặc thị trường carbon ETS, có thể được miễn trừ CBAM cho một số hàng nhập khẩu cụ thể.
Giai đoạn chuyển đổi là từ ngày 1 tháng 1 năm 2023 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024.Vào cuối giai đoạn chuyển đổi của Cơ chế, tức năm 2025, Ủy ban châu Âu sẽ đánh giá CBAM đang hoạt động như thế nào, và có thể mở rộng phạm vi sang nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn, bao gồm cả chuỗi giá trị và có thể bao gồm “phát thải gián tiếp”, ví dụ như khí thải carbon từ việc sử dụng điện để sản xuất hàng hóa.
Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu của một số nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương . Việt Nam là đối tác đứng thứ 11 về hàng hóa nhập khẩu vào EU.
Thông qua một chương trình được tài trợ, RCEE-NIRAS hỗ trợ các cơ quan chính phủ Việt Nam đánh giá nhu cầu báo cáo và chứng nhận của từng lĩnh vực và đánh giá các lựa chọn để phát triển thiết lập thể chế, hướng dẫn báo cáo và chứng nhận, hệ thống dữ liệu và cơ quan xác nhận cho phép các công ty phản hồi đối với các yêu cầu báo cáo và dán nhãn carbon. Nhóm tư vấn RCEE-NIRAS sẽ thực hiện nghiên cứu về các thông lệ quốc tế tốt nhất trong việc dán nhẵn carbon bao gồm khung pháp lý, quy trình báo cáo và các công cụ/phương pháp khác để tính toán lượng khí thải carbon, các hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp để thực hiện, hướng dẫn và xác minh của bên thứ ba , nguồn dữ liệu và/hoặc chuẩn đối sánh có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc báo cáo và cơ quan quản lý để giám sát và xác nhận báo cáo KNK và nhãn carbon.