Tiềm năng CDM trong ngành công nghiệp xi măng Việt Nam (dự án do ĐSQ Hoàng gia Đan Mạch trợ).

Để tìm hiểu tiềm năng CDM trong ngành công nghiệp xi măng tại Việt Nam, vào tháng 12 năm 2007 đề tài nghiên cứu có tiêu đề "Một nghiên cứu về tiềm năng CDM trong ngành công nghiệp xi măng tại Việt Nam

 

Ảnh minh họa

Để tìm hiểu tiềm năng CDM trong ngành công nghiệp xi măng tại Việt Nam, vào tháng 12 năm 2007 đề tài nghiên cứu có tiêu đề "Một nghiên cứu về tiềm năng CDM trong ngành công nghiệp xi măng tại Việt Nam" đã được tài trợ bởi Đại sứ quán Đan Mạch Hà Nội, Việt Nam. Nhóm các đối tác đến từ Đan Mạch (VMAs) và Việt Nam (RCEE, VICEM và VABM) đã cùng nhau làm việc để hoàn thành dự án này.

Dự án đã chọn 11 (mười một) nhà máy xi măng có tiềm năng lớn về CDM dựa trên các thông tin và kinh nghiệm của các chuyên gia dự án trong số này, 5 dự án các nhà máy này đã được chọn để viết PINs (ý tưởng dự án CDM), trong đó có sử dụng các phương pháp luận đã được công nhận là AM0024 (đồng phát từ nhiệt thải) và AMS-II.D (hiệu quả sử dụng năng lượng). Để lấy ví dụ minh họa cho dự án CDM điển hình trong ngành công nghiệp xi măng Việt Nam, hãy cùng nghiên cứu dữ liệu dưới đây:

  • Tên dự án:                               Nhà máy xi măng Hoàng Thạch
  • Năng suất:                                6,600 tấn clinker/ngày
  • Phương pháp luận:                   AM0024
  • Vốn tài trợ:                              VICEM
  • Tiềm năng CER:                      Xấp xỉ 30.000 tấn/năm
  • Tình trạng dự án:                     Đã hoàn thiện Báo cáo khả thi
  • Thời gian phát hành CER:        Ngay khi dự án đăng ký thành công và đi vào hoạt động.

Theo thống kê của Hiệp Hội Xi măng Việt Nam (VNCA), vào đầu năm 2012, cả nước đã có 60 nhà máy xi măng đang hoạt động với tổng công suất đạt được gần 60 triệu tấn/ năm. Do vậy, tiềm năng để đánh giá các dự án CDM tại Việt Nam có thể được khai thác với phương pháp luận CDM phù hợp như đồng phát, hiệu quả sử dụng năng lượng, chuyển đổi nhiên liệu, tăng mức độ pha trộn hoặc thay thế nguyên vật liệu. Cũng qua đây, bên mua CER (EDK) và bên bán CER (VICEM) quyết định sẽ phát triển PDD cho dự án nào càng sớm thì chúng ta sẽ càng sớm nhận được CERs và góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của Biến đổi khí hậu.