Bản Tin IPP: Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo- tháng 3-2012

Dự án Đối tác Đổi mới- Sáng tạo Việt Nam- Phần Lan (IPP) đã đi qua hơn nửa chặng đường đầu tiên. Tạp chí Hoạt động Khoa học.........



IPP đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp

Dự án Đối tác Đổi mới- Sáng tạo Việt Nam- Phần Lan (IPP) đã đi qua hơn nửa chặng đường đầu tiên. Tạp chí Hoạt động Khoa học (Science Activities Review) phỏng vấn Tiến sĩ Trần Quốc Thắng, Giám đốc Dự án về những kết quả bước đầu và một số hoạt động chính của Dự án trong thời gian tới.
         
            Xin ông cho biết khái quát về những việc mà Dự án đã đạt được trong thời gian qua?
 
IPP được triển khai chính thức từ đầu năm 2010, cho đến nay đã triển khai được cả 4 cấu phần mà hai chính phủ cam kết là: Hỗ trợ hoàn thiện môi trường thể thế; tăng cường năng lực quản lý hoạt động KH &CN; thúc đẩy quan hệ đối tác nhà nước (các cơ quan quản lý)- các chủ thể nghiên cứu sáng tạo (các viện nghiên cứu, các trường đại học)- các chủ thể sử dụng trí thức (khối doanh nghiệp và tư nhân); tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và Phần Lan. IPP đã tập trung hỗ trợ các cơ quan quản lý của Bộ KH&CN, các sở KH&CN, hoàn thiện hạ tầng pháp lý, đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao năng lực, khả năng quản lý hoạt động KH&CN, hỗ tợ cho các cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp, nghĩa là IPP đang góp phần “kích thích” hoạt động đổi mới-sáng tạo từ trung ương đến địa phương.

Từ đầu năm 2011, IPP đã đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong đó có nhiều đề xuất mang tính đổi mới-sáng tạo cao có giá trị đối cới cộng đồng như : Dự án sản xuất đèn LED chuyên dụng có thời gian chiếu sáng dài cho ngư dân đánh bắt trên biển của Đà Nẵng, dự án sử dụng các phế phẩm còn lại của cá tra và cá basa, tăng giáp trị gia tăng của con cá, hay dự án chế biến thực phẩm chức năng dành cho người cao tuổi …

Thông qua các diễn đàn tổ chức tại cả ba miền, IPP ngày càng được biết đến nhiều hơn. Cho đến nay, IPP đã nhân được khoảng hơn 300 đề xuất và sẽ sáng lọc lấy khoảng 30 đề án để hỗ trợ. Hiện nay IPP cũng đang làm thủ tục xin phép hai chính phủ kéo dài giai đoạn 1 thêm 1 năm so với kế hoạch (đến 8/2013), theo khuyến cáo của đợt Đánh giá giữa kỳ (Mid-term Review), để các dự án đã được cam kết hỗ trợ có thể thực hiện được tốt kế hoạch của mình. Chặng đường vừa qua, đối với IPP được xem là giai đoạn chuẩn bị và thử nghiệm. Giai đoạn 2, chúng tôi sẽ tăng tốc và tập trung hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp.

        Tại sao doanh nghiệp lại được chọn là đối tác trọng tâm của dự án, thưa ông?

Các doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Lấy doanh nghiệp là trung tâm hoạt động đổi mới -sáng tạo cũng là nhiệm vụ chiến lược của Bộ KH&CN, hỗ trợ hoạt động đổi mới-sáng tạo cho doanh nghiệp, IPP cũng sẽ đóng góp cùng Bộ thực hiện nhiều Chương trình quốc gia đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt như Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; Chương trình năng xuất chất lượng, Chương trình phát triển công nghệ cao. Việt Nam có khoảng 200.000 doanh nghiệp đã đăng ký và một số mô hình doanh nghiệp kinh doanh nhỏ kiểu gia đình. Vai trò của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong nghiên cứu và phát triển còn hạn chế. Chỉ một số tổng công ty lớn mới có trung tâm/phòng nghiên cứu riêng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không quen tìm kiếm các công cụ, kết quả nghiên cứu và phát triển. Để khuyến khích các doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư 10% lợi nhuận trước thuế vào các hoạt động sáng tạo và được miễn thuế. Tuy nhiên phần kinh phí này đã không được sử dụng hiệu quả. Nhiệm vụ của IPP là phải xác định được các đối tác tiềm năng nhất trong khu vực doanh nghiệp để cùng hợp tác phát triển (trong đó các doanh nghiệp được sở hữu và quản lý bởi phụ nữ là một trong những ưu tiên của IPP).

        Các doanh nghiệp tham gia vào các đề án do IPP hỗ trợ được lợi những gì?

Các doanh nghiệp có ý tưởng đổi mới sáng tạo về sản phẩm dịch vụ khi hợp tác với IPP sẽ được hỗ trợ tài chính. Trước hết, IPP sẽ xem xét mức hỗ trợ không hoàn lại cho các doanh nghiệp cao nhất là 75% chi phí cho quá trình đổi mớisáng tạo. Thứ hai là tư vấn chuyên môn. Các chuyên gia của IPP sẽ hỗ trợ tư vấn chuyên môn để giải quyết các vấn đề đổi mớisáng tạo, tư vấn về kế hoạch, mô hình kinh doanh, giới thiệu các chuyên gia cho doanh nghiệp. IPP cũng tổ chức các khóa đào tạo về đổi mới-sáng tạo cho thành viên doanh nghiệp. Thứ ba là xúc tiến các mối quan hệ đối tác kinh doanh. IPP sẽ xác địn và tìm kiếm các đối tác thích hợp cho Dự án.  Đặc biệt, IPP sẽ hỗ trợ doanh nghiệp liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp Phần Lan trên cơ sở phù hợp.
    
         Các doanh nghiệp cần làm gì để tiếp cận sự hỗ trợ của IPP?

Trước hết, doanh nghiệp cần có ý tưởng mới, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Ý tưởng đó phải có tiềm năng cho ra “sản phẩm mới” hoặc “dịch vụ mới”. Trong đó, IPP ưu tiên các dự án về công nghệ thông tin, công nghệ sạch, công nghệ sinh học… Các doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với Văn Phòng dự án IPP tại 27 Hàng Bài, Hà Nội hoặc qua các websites: http://ipp.gov.vn hoặc  http://oif.gov.vn Các chuyên gia IPP sẽ cùng hoạch định dự án, xin tài trợ, xây dựng chiến lược để biến ý tưởng đổi mới-sáng tạo thành hiện thực. Thứ nữa, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực quản lý, tiếp cận các mô hình quản lý kinh doanh hiện đại phù hợp, tạo mối liên kết đối thoại hợp tác với các viện chuyên ngành, các trung tâm nghiên cứu khoa học tại các trường đại học…Đặc biệt, họ cần nhận thức được đổi mới và sáng tạo chính là chìa khóa thành công của các doanh nghiệp trong thời đại ngày nay.
Xin cảm ơn ông./

Cuộc họp lần thứ 10    

Cuộc họp lần thứ 10 của Ban chỉ đạo Dự án Đổi mới-Sáng tạo Việt Nam-Phần Lan sẽ được tổ chức tại Tam Đảo vào ngày 14 tháng 3 dưới sự đồng chủ tọa của TS Trần Quốc Thắng, Giám đốc Dự án và ông Janne Sykko, Tham tán ĐSQ Phần Lan.

Cuộc họp sẽ thảo luận thực trạng dự án và phê duyệt Báo cáo năm 2011. Chương trình nghị sự sẽ tập trung bàn và quyết định nhiều đề xuất có ý tưởng ĐMST được Ban Quản lý Dự án sàng lọc trong những tháng gần đây. Các thay đổi về nhân sự trong thành phần

Ban Chỉ đạo và Ban Quản lý dự án dự kiến được thông báo bao gồm: Ông Nguyễn Ngọc Song, Vụ Phó Vụ Kế hoạch Tài chính (KHTC) sẽ thay thế bà Nghiêm thị Minh Hòa, Vụ phó Vụ KHTC làm thành viên BCĐ, Tiến sĩ Mai Hà, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ KHCN, sẽ thay thế TS Thạch Cần làm Phó Giám đốc Dự án. Các chủ đề khác trong cuộc họp là hiện trạng về thủ tục kéo dài dự án và kết quả cuộc đấu thầu thực hiện điều tra nguồn nhân lực được tiến hành trong thời gian qua./.

Cố vấn Bộ Ngoại giao Phần Lan thăm và làm việc tại Văn phòng IPP

Ông Jyrki Pulkkinen, cố vấn về xã hội tri thức của Bộ Ngoại giao Phần Lan đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 20 đến 24 tháng 2, 2012.

Trong thời gian làm việc tại Việt Nam, ông Pulkkinen đã làm việc với lãnh đạo và nhân viên Dự án Đổi mới Sáng tạo Việt nam Phần lan, hiện đã và đang hỗ trợ nhiều tiểu dự án về đổi mới sáng tạo tại 7 tỉnh.

Ông Pulkkinen cũng sẽ đến thăm Trường Đại học Bách khoa, Cục Thông tin Khoa học & Công nghệ (NASATI), Viện Chiến lược và Chính sách Quốc gia về Khoa học & Công nghệ, Trường Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ Cao Sài Gòn (SHBI).

Một trong những chủ đề chính được thảo luận giữa ngài cố  vấn, IPP và quan chức chính phủ sẽ là việc dài thêm 1 năm Giai đoạn 1 của IPP dự kiến kết thúc tháng 8 năm nay và khả năng tiếp tục Giai đoạn 2 của dự án IPP./.


Giải pháp công nghệ Fuugo của Axel Technologies trên LifeTV    

Trung Tâm Phát triển Sức khỏe & Cộng đồng thuộc Liên Hiệp Khoa học Kinh Tế Việt Nam gần đây đã xây dựng một cơ sở hạ tầng phục vụ cộng đồng mang tên LifeTV (tại địa chỉ www.lifetv.vn).

LifeTV là một diễn đàn tương tác phát đi các chương trình có các chủ đề phổ biến như môi trường, y tế, năng lượng sạch và phát triển nông thon. LifeTV cũng thúc đẩy đổi mới sang tạo trong các chuyên mục của mình ví dụ như loạt chương trình mang tên Nhà sang tạo Mới và Đổi mới –Sáng tạo ở Nông thôn. LifeTV cũng hợp tác chặt chẽ với VNPT về các chủ đề này. Lễ khi trương LifeTV được tổ chức vào tháng 12 năm 2011 với sự tham gia của Bộ Thông tin và Truyền thông, Chương trình Đối tác Đổi mới-Sáng tạo Việt Nam- Phần Lan và Đại sứ quán Phần Lan ở Việt Nam.

Nhằm phục vụ khán thính giả tốt hơn với nhiều nền tảng công nghệ, LifeTV đã hợp tác với Axel Technologies, một công ty Phần Lan cung cấp giải pháp công nghệ cao Fuugo nhằm đưa LifeTV lên một tầm cao mới. Với giải pháp công nghệ này, người sử dụng có thể truy cập LifeTV trên các thiết bị Android như điện thoại di động và máy tỉnh bảng. Fuugo mang lại các trải nghiệm phong phú hơn khi chạy video trên các thiết bị cầm tay, khuyến khich người dùng tiếp cận dịch vụ LifeTV thường xuyên hơn.

Đối với Axel technologies, quan hệ đối tác với LifeTV là bước đầu tiên đi vào thị trường Việt Nam. Axel hiện đang đứng vững trên thị trường Châu Á với sự có mặt ở Hong Kong, Hàn Quốc và Đài Loan nên việc mở rộng sang thị trường Việt Nam là một bước  phát triển hợp lý của công ty. Đối với IPP, quan hệ đối tác LifeTV & Axel là một mô hình tốt về quan hệ đối tác về công nghệ trong đó giái pháp dựa trên đối mới sáng tạo của Phần Lan đã tăng cường dịch vụ LifeTV ở trong nước đồng thời quảng bá các thông tin về các chủ đề lớn của IPP. IPP hy vọng rằng đây sẽ là một mô hình mới cho các công ty Phần Lan trong lĩnh vực CNTT và các ứng dụng của Phần Lan có thể gia tăng giá trị cho các dịch vụ trên thị trường Việt Nam.
Việt Nam ngày càng quan tâm hơn tới các giải pháp của công ty Axel Technologies và các ứng dụng CNTT trên thiết bị cầm tay được thể hiện bằng sự tham gia tích cực của cá nhân và tổ chức trong nước vào cuộc hội thảo về TV trên thiết bị cầm tay. Rõ ràng là sẽ có nhiều cầu hơn cho giải pháp Fuugo trên thị trường Việt Nam và mối quan hệ với LifeTV sẽ được tiếp tục cùng với các đối tác khác. Để biết rõ hơn về LifeTV và xem các chương trình cũng như hoạt động, xin ghé thăm trang nhà của họ tại : www.lifetv.vn. Để có thêm thông tin về Axel Technologies và giái pháp Fuugo, xin truy cập vào website www.fuugo.tv

Vải nhuộm từ lá cây    

Lâu nay chúng ta vẫn quen với các loại vải được nhuộm từ các chất hóa học. Tuy nhiên, việc sử dụng những chất hóa học này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ô nhiễm môi trường trong quá trình nhuộm.

Gần đây có một nguyên liệu khác để tạo ra chất nhuộm vải rất thú vị và độc đáo, đó là… lá cây. Với 15 năm trời say mê nghiên cứu, PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh, giảng viên trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã cho ra đời loại chất nhuộm tuyệt vời này.

Để điều chế ra chất nhuộm tự nhiên này, cô Lĩnh đã sử dụng một số loại lá cây như bàng, xà cừ, lá chè … Mỗi loại lá cây sẽ cho ra những màu sắc khác nhau. Cũng có thể kết hợp các loại lá cây này để tạo ra màu pha.

Cách thức để tạo ra chất nhuộm tự nhiên này là một bí mật của cô Lĩnh. Tuy nhiên, các bạn có thể hình dung quy trình sẽ là thu gom lá, xử lý, phơi khô, đun lá để tạo ra chất nhuộm, sau đó đem nhuộm các loại vải. Lá cây sau khi đun xong còn được xử lý làm phân vi sinh nên giải quyết được khâu chất thải sau quá trình sản xuất.

Vải nhuộm bằng lá cây có rất nhiều ưu điểm như không độc, không gây dị ứng, bền màu và thân thiện với môi trường. Đặc biệt, các loại vải này có mùi thơm tự nhiên rất dễ chịu.

Để tìm hiểu thêm về sáng tạo này, các bạn có thể xem clip tại:
http://lifetv.vn/show-video/vai-nhuom-bang-lacay-phan-1
http://lifetv.vn/show-video/vai-nhuom-bang-lacay-phan-2

 

Nguồn tin tức và bản đầy đủ:

http://ipp.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=8%3Anewsletters-from-innovation-partnership-programme&catid=2%3Anewsletters-publications&lang=en