HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÁO CÁO THEO CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH CÁC-BON XUYÊN BIÊN GIỚI (CBAM)

Mục tiêu chính của tài liệu hướng dẫn kỹ thuật này là giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh Châu Âu (EU) và cách các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có thể đáp ứng. Tài liệu này đưa ra lời khuyên về cách tính toán và đăng ký lượng phát thải khí nhà kính (KNK), đồng thời cung cấp hướng dẫn về việc tuân thủ các quy định CBAM, bao gồm lời khuyên cho các doanh nghiệp và tổ chức về cách nâng cao các biện pháp quản lý khí nhà kính.

Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu và tạo nên tác động tích cực đến môi trường bằng cách giảm phát thải khí nhà kính của hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài. Chính phủ Việt Nam đang hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng những cơ hội này bằng cách chia sẻ thông tin về các yêu cầu CBAM mới bằng tiếng Việt. 

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đang hợp tác với Bộ Công Thương (MOIT) xây dựng các thông tin về CBAM và các tiêu chuẩn báo cáo biến đổi khí hậu khác nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực tư nhân. Đặc biệt, Bộ Công Thương mong muốn tăng cường thông tin về CBAM bằng tiếng Việt.

USAID đã tài trợ tài liệu sau đây về cách hướng dẫn các yêu cầu CBAM thông qua sáng kiến USAID INVEST và đã hợp tác với một liên danh do RCEE-NIRAS dẫn đầu để thực hiện. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật được chuẩn bị bởi RCEE-NIRAS sau khi tham vấn với các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam để xác định các yêu cầu thông tin và ưu tiên của doanh nghiệp. Tài liệu được tổ chức thành 5 phần:

       Thông tin cơ bản về CBAM, bao gồm vai trò và trách nhiệm của các bên xuất nhập khẩu cũng như tiến độ thực hiện cơ chế.

       Tiềm năng tác động tới ngành công nghiệp Việt Nam. bao gồm việc xem xét các lĩnh vực được áp dụng CBAM – như nhôm, xi măng, phân bón và thép – và mức độ mà hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi các yêu cầu mới.

       Các quy định của CBAM trong giai đoạn chuyển tiếp. Phần này tóm tắt trách nhiệm của các bên nhập khẩu và xuất khẩu cũng như tiến trình của EU trong việc thực hiện từng giai đoạn của CBAM.

       Giám sát và báo cáo. EU đang phát triển một hệ thống để các bên có thể giám sát và báo cáo việc tuân thủ CBAM. Phần này tóm tắt hướng dẫn của EU hiện có.

       Khuyến nghị cho các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ Việt Nam có thể chuẩn bị thực hiện CBAM.

Các Phụ lục bao gồm danh sách các tài liệu tham khảo chính về CBAM cũng như các trích dẫn có liên quan từ các tài liệu hướng dẫn CBAM của EU.